Tìm Hiểu Bản Đồ Thừa Thiên Huế Và Cố Đô Xưa
Bản đồ Thừa Thiên Huế Về Giao Thông Hành Chính
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh nhỏ ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Với nỗ lực không ngừng, tỉnh đã từng bước nâng cao đời sống người dân, phát triển đô thị nhanh chóng và dự kiến trong kế hoạch cho đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ thành một trong những thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Điều gì đã khiến Thừa Thiên Huế trở thành một tỉnh giàu tiềm năng đến thế. Mời bạn xem qua kiến thức được tổng hợp từ bản đồ Thừa Thiên Huế sau đây.
Thông tin tổng quát từ bản đồ Thừa Thiên Huế khổ lớn
Khi bạn nghiên cứu về bản đồ Thừa Thiên Huế, bạn sẽ nắm được những thông tin căn bản đầu tiên của khu vực gồm vị trí địa lý, các địa giới hành chính, diện tích, dân số.
Vị trí của tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc miền Trung của Việt Nam. Phía Bắc của Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam của tỉnh giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây của tỉnh là dãy Trường Sơn và nước Lào. Thành phố Trực thuộc tỉnh là thành phố Huế.
Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đơn vị hành chính của tỉnh được phân ra gồm một thành phố Huế với diện tích 83 km2, dân số là 350 nghìn người. Tiếp theo là 2 thị xã gồm thị xã Hương Thủy với diện tích 458 nghìn km2, 96 nghìn người và thị xã Hương Trà với diện tích 518 nghìn km2, dân số 118 nghìn người.
Bên cạnh đó là 6 huyện với các huyện Nam Đông, huyện Phong Điền, huyện Phú Lộc, huyện A Lưới, huyện Phú Vang, huyện Quảng Điền. Trong đó huyện A Lưới là huyện rộng nhất với diện tích là 1232 km2 nhưng dân số chỉ có 46 nghìn người. Huyện Quảng Điền là huyện bé nhất với diện tích 163 km2 với dân số 82 nghìn người. Huyện đông dân nhất là huyện Phú Vang với dân số là 170 nghìn người, huyện ít dân nhất là huyện Nam Đông với dân số chỉ có 22 nghìn người.
>> Để tìm mua bản đồ hành chính các tỉnh khác. Bạn có thể xem tại đây: https://bandovietnamgiare.com/danh-muc-san-pham/ban-do-hanh-chinh-kho-lon/
Dưới các đơn vị cấp huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế gồm có 105 xã, 39 phường và 8 thị trấn, toàn tỉnh có dân số 1 triệu 115 nghìn người.
Thông tin điều kiện tự nhiên từ bản đồ Thừa Thiên Huế
Điều kiện địa hình
Địa hình của tỉnh Thừa Thiên Huế có hai phần, phần đồi núi với nhiều rừng ở phía Tây còn lại là địa hình đồng bằng. Độ cao trung bình của toàn tỉnh là khoảng 60 m so với mực nước biển, riêng phần địa hình đồi núi thì có độ cao trung bình trên 400 m. Địa hình đồi núi của tỉnh có những núi sau là cao nhất: Động Chúc Mao 542 m, Bol Droui cao 1452 m, Cóc Bai cao 802 m, Co A Nong cao 1198 m, Bạch Mã cao 1504 m, núi Động Ngai cao 1734 m, Tro Linh cao 1301 m, Động Truồi cao 1024 m, Hói cao 1202 m, Động A Tây 940 m, Mang cao 1689 m.
Điều kiện sông ngòi
Từ bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết hệ thống sông ngòi của tỉnh này đa số là sông ngắn nhưng càng đổ về cửa biển thì chiều dài lại càng tăng thêm. Hai cửa biển để hạ nguồn các sông tập trung đổ ra biển là cửa biển Tư Hiền và cửa biển Thuận An. Một số nhánh sông chính bao gồm sông Rào Trang, Ô Lâu, Sông Truồi, Rào Mai, Lăng Cô, An Cựu, Hữu Trạch, Vân Xá, Bình Điền, Rào Lau, Bồ, Rau Đá Bạc, Nước Ngọt, Tả Trạch,…
Điều kiện Khí hậu
Bản đồ Thừa Thiên Huế cho biết khí hậu của tỉnh này rất giống với khí hậu của tỉnh Quảng Trị với tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa kèm theo nhiều bão. Từ tháng 1 đến tháng 4 thời tiết tốt, có nắng ấm mùa xuân. Từ tháng 5 đến tháng 8 là bắt đầu có lũ lụt kèm theo gió mạnh. Mưa nhiều kéo theo nhiều gió lạnh, kèm theo nhiều bão từ tháng 9 đến tháng 11, đặc biệt là tháng 11 thường hay có lũ. Từ tháng 12 đến 1 năm sau thì có mưa to và một vài đợt lũ nhỏ. Nhìn chung, khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế khắc nghiệt và mưa lũ hầu như quanh năm, rất khó để phát triển kinh tế nông nghiệp.
>> Tìm hiểu thêm các loại bản đồ khác hoặc tìm cửa hàng bản bản đồ thế giới, bán bản đồ Việt Nam. Bạn có thể xem tại website: https://bandovietnamgiare.com/
Thông tin du lịch văn hóa Huế
Du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế như thế nào?
Dựa vào bản đồ giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế, bạn có thể đến tỉnh này qua đường hàng không với sân bay quốc tế Phú Bài ở thị xã Hương Thủy và đến thành phố Huế.
Nếu là đường bộ, bạn có thể đến tỉnh Thừa Thiên Huế bằng tuyến đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam kết nối tỉnh này với các tỉnh khác.
Du lịch cố đô Huế
Địa điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế chính là thành phố Huế với khu di tích cố đô Huế từ thời triều Nguyễn. Đây cũng là nơi tập trung du lịch đông đảo của miền Trung và của cả Việt Nam. Phần lớn du lịch của thành phố Huế là du lịch văn hóa với những di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, bao gồm:
- Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.
- Quần thể di tích Cố đô Huế.
- Mộc bản triều Nguyễn.
- Châu bản triều Nguyễn.
- Nhã nhạc cung đình Huế.
Ngoài ra, bản đồ Thừa Thiên Huế còn cho thấy thành phố Huế còn có chùa Thiên Mụ là biểu tượng văn hóa và lịch sử của tỉnh Thừa Thiên Huế. Bạn còn có thể tham khảo những khu kiến trúc cổ từ thời Pháp và một số khu di tích lịch sử khác.
Hiện nay, chính sách của tỉnh là đẩy mạnh du lịch văn hóa để đem lại bước đột phá về kinh tế cho tỉnh, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn nhiều nan giải do điều kiện trùng tu, sửa chữa di tích còn nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường khi lượng du khách quá đông.
Nguồn bài viết: https://bandovietnamgiare.com/tim-hieu-ban-do-thua-thien-hue-va-co-do-xua/